Những điều có thể bạn chưa biết về bảo mật điện thoại

Bảo mật điện thoại là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Do yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, việc đó đòi hỏi các nhà sản xuất điện thoại phải trang bị cho sản phẩm của mình những tính năng bảo mật tốt nhất. Việc bảo mật tốt sẽ giúp bảo vệ dữ liệu, thông tin của người dùng điện thoại. Từ đó, họ có thể an tâm hơn khi sử dụng điện thoại thông minh của mình. Vegafone.vn tin rằng ai cũng cần hiểu rõ về tính năng này.

Bảo mật điện thoại là gì?

Bảo mật điện thoại là việc áp dụng các biện pháp, chính sách và công nghệ để bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân trên điện thoại di động. Bảo mật cho điện thoại sẽ giúp tạo hàng rào chắn trước những vấn đề tiêu cực đối với thông tin người dùng. Đồng thời ngăn chặn các mối đe dọa từ việc truy cập trái phép, lộ thông tin cá nhân, hoặc tấn công từ các phần mềm độc hại. Điện thoại được bảo mật tốt sẽ tránh phát sinh những nguy cơ bị xâm phạm và đánh cấp dữ liệu cá nhân cho các mục đích bất chính.

Điện thoại di động chứa nhiều thông tin cá nhân quan trọng như tin nhắn, danh bạ, ảnh, video, tài khoản ngân hàng và thông tin đăng nhập. Những thông tin này cần được bảo mật đúng cách, tránh bị đánh cắp hay sử dụng cho những mục đích xấu xa. Do vậy, việc trang bị những biện pháp bảo mật là cực kỳ cần thiết. Hầu hết các điện thoại hiện nay trên thị trường trường đều có tính năng bảo mật cơ bản như cài mã PIN, nhận diện khuôn mặt và vân tay.

Bảo mật điện thoại là gì?

Bảo mật điện thoại là gì?

Những phần nào của điện thoại cần được bảo mật

Nhiều người không biết rằng đâu là những phần của điện thoại cần được bảo vệ. Một số phần cần được bảo mật phải kể đến là:

  • Màn hình khóa: Đây là phần quan trọng nhất cần được bảo mật. Đặt mật khẩu hoặc mã PIN cho màn hình khóa để ngăn chặn truy cập trái phép vào điện thoại và thông tin cá nhân. Ngoài ra, bạn có thể đặt cảm ứng vân tay hoặc nhận diện gương mặt.
  • Hệ điều hành: Bảo mật hệ điều hành (như Android hoặc iOS) là quan trọng để ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật và xác thực người dùng. Đảm bảo cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành để tận dụng các bản nâng cấp bảo mật.
  • Ứng dụng: Đảm bảo các ứng dụng trên điện thoại cập nhật và tải từ các nguồn đáng tin cậy. Kiểm tra quyền truy cập của ứng dụng và chỉ cho phép quyền truy cập cần thiết để giảm nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.
  • Kết nối mạng: Sử dụng kết nối mạng an toàn, tránh kết nối vào mạng Wi-Fi công cộng không đáng tin cậy. Hạn chế việc sử dụng kết nối Bluetooth hoặc airdrop khi không cần thiết để tránh mối đe dọa từ các kết nối không mong muốn.
  • Tin nhắn và cuộc gọi: Lưu ý về các cuộc gọi và tin nhắn có thể chứa thông tin nhạy cảm. Do đó, trong trường hợp có số lạ gọi đến, bạn có quyền từ chối nhận cuộc gọi.
  • Dịch vụ định vị: Kiểm soát và cấp quyền truy cập định vị GPS và dịch vụ định vị. Không để cho ứng dụng hoặc trang web không đáng tin cậy truy cập vào dịch vụ điện thoại của bạn.

Màn hình khóa cần được cài mã PIN

Màn hình khóa cần được cài mã PIN

Các biện pháp bảo mật hiện nay

Các biện pháp bảo mật hiện nay được cho là có hiệu quả và giúp người dùng bảo vệ được thông tin của mình. Các biện pháp phải kể đến như là:

  • Mã hóa dữ liệu: Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi thông tin thành dạng không thể đọc được cho đến khi được giải mã bằng mật khẩu hay khóa riêng. Điện thoại di động có thể mã hóa dữ liệu lưu trữ, như tệp tin, ảnh, video và cả dữ liệu truyền qua mạng.
  • Mật khẩu hoặc mã PIN: Sử dụng mật khẩu hoặc mã PIN là một biện pháp đơn giản nhưng quan trọng để bảo vệ điện thoại. Điện thoại yêu cầu nhập mật khẩu hay mã PIN trước khi truy cập vào dữ liệu và các chức năng của thiết bị.
  • Cập nhật phần mềm: Việc cập nhật phần mềm hệ điều hành và ứng dụng trên điện thoại đảm bảo sự an toàn và sửa chữa các lỗi bảo mật đang tồn tại. Do đó, hãy luôn cập nhật những bản mới nhất từ nhà cung cấp hệ điều hành. Điều này sẽ tốt cho điện thoại của bạn trong việc bảo mật.
  • Cảm biến vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt: Sử dụng cảm biến vân tay hoặc công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp xác thực người dùng và ngăn cản truy cập trái phép vào điện thoại.
  • Ứng dụng bảo mật: Có sẵn các ứng dụng bảo mật để quản lý mật khẩu, mã hóa dữ liệu, giám sát và ngăn chặn các ứng dụng có hành vi độc hại.
  • Kiểm soát quyền truy cập: Quản lý quyền truy cập ứng dụng và thông tin trên điện thoại, như xác nhận ứng dụng trước khi truy cập vào vị trí, máy ảnh hoặc dữ liệu cá nhân. Điều này giúp ngăn chặn các ứng dụng độc hại hoặc gian lận truy cập vào dữ liệu.
  • Sao lưu dữ liệu: Nên thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng như danh bạ, ảnh, video để đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất trong trường hợp mất điện thoại. Và đồng thời việc khôi phục nó trong trường hợp cần thiết là có thể áp dụng.
  • Sử dụng kết nối mạng an toàn: Tránh kết nối vào mạng Wi-Fi công cộng không an toàn và sử dụng kết nối mạng cá nhân như 4G để truy cập internet.

Sao lưu dữ liệu để bảo mật thông tin

Sao lưu dữ liệu để bảo mật thông tin

Những vấn đề phát sinh khi điện thoại không được bảo mật

Việc bảo mật điện thoại là vấn đề nhạy cảm cần được chú trọng. Do đó, bất kỳ ai cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này. Các nhà sản xuất điện thoại đã trang bị nhiều tính năng cũng như phương thức bảo mật. Người dùng chỉ việc cài đặt chúng để tránh phát sinh những bất lợi như sau:

  • Rò rỉ thông tin cá nhân: Không bảo mật có thể d��n đến rò rỉ thông tin cá nhân, như thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, thông tin cá nhân nhạy cảm hay hình ảnh riêng tư. Khi ai đó có được thông tin ngân hàng của bạn, họ sẽ sử dụng nó 1 cách trái phép, làm bạn mất tiền hoặc có thêm vài khoản nợ.
  • Mất tài khoản và lừa đảo: Khi điện thoại không được bảo mật, có nguy cơ mất tài khoản thông qua các phương thức lừa đảo như lừa đảo qua email, tin nhắn, hoặc các ứng dụng giả mạo. Kẻ tấn công có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay tài khoản email của người dùng.
  • Xâm nhập từ phần mềm độc hại: Thiết bị không được bảo mật có thể trở thành mục tiêu của các phần mềm độc hại như virus, malware hoặc phần mềm đánh cắp thông tin. Các phần mềm độc hại này sẽ làm cho điện thoại không thể truy cập internet, giật lag hoặc bị đen màn hình.
  • Tiếp xúc với tin tặc: Khi điện thoại không được bảo mật, các tin tặc có thể tiếp cận và kiểm soát từ xa thiết bị. Tin tặc không chỉ xem dữ liệu mà chúng còn bán dữ liệu cá nhân của bạn cho những công ty khác để khai thác dưới mục đích tiêu cực.
  • Không thể khôi phục dữ liệu: Nếu như mất điện thoại hoặc bị đánh cắp, nguy cơ mất dữ liệu quan trọng sẽ tăng cao. Và việc không có biện pháp bảo mật sẽ làm giảm khả năng khôi phục dữ liệu trong tình huống bất ngờ như vậy.

Thông tin bị đánh cắp nếu không được bảo mật

Thông tin bị đánh cắp nếu không được bảo mật

Trên đây, Vegafone.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến bảo mật điện thoại cũng như những vấn đề nóng hổi xoay quanh nó. Việc bảo mật cho điện thoại là vô cùng cần thiết, do vậy, người dùng hãy quan tâm và chúng trọng đến vấn đề này. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin này là đáng giá nhé.