Cảm biến vân tay: Khái niệm, nguyên lý và ưu nhược điểm khi sử dụng

Thời đại phát triển, các công nghệ tiên tiến được phát minh và ra mắt thị trường không ít. Cảm biến vân tay là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu thời đại công nghệ mới trong đời sống. Sự có mặt của công nghệ nhanh chóng nâng tầm giá trị và ứng dụng mạnh mẽ phục vụ nhu cầu tiện ích của con người.

Cảm biến vân tay là gì?

Cảm biến vân tay còn được gọi với tên tiếng Anh là Fingerprint Sensor. Bản chất đây là một hình thức bảo mật sinh trắc học sử dụng vân tay con người để truy cập vào thiết bị hoặc hệ thống bất kỳ. Công nghệ dựa vào sự độc nhất của dấu vân tay để nhận dạng từ dữ liệu đã lưu. Vậy nên, độ bảo mật và chính xác luôn đạt chuẩn 100%. Rất khó để có sự trùng lặp dấu vân tay giữa người với người.

Cảm biến vân tay cực kỳ phổ biến hiện nay

Cảm biến vân tay cực kỳ phổ biến hiện nay

Hiện nay, ngoài cảm biến dấu vân ta còn rất nhiều hình thức bảo mật sinh trắc học khác được phát minh. Ví dụ như nhận dạng bằng giọng nói, nhận dạng bằng khuôn mặt hay nhận dạng qua võng mạc,… Tuy nhiên, cảm biến bằng vân tay vẫn là hình thức phổ biến nhất. Bởi vì, tính tiện lợi khi ứng dụng cao lại đảm bảo được sự chính xác, an toàn tuyệt đối.

Nguyên lý vận hành của công nghệ cảm biến vân tay

Nhìn chung, tùy vào từng thiết kế và phương pháp xây dựng mà nguyên lý hoạt động của cảm biến dấu vân tay sẽ có sự thay đổi. Trong đó, đối với các thiết bị thông minh như điện thoại có tích hợp dấu vân tay thì cơ chế hoạt động khá dễ hiểu.

Đầu tiên, bạn lưu mẫu dấu vân tay của mình vào thiết bị để hệ thống thiết lập bảo mật bằng sinh trắc học. Thiết bị sẽ tự động quét hình ảnh vân tay người dùng rồi đưa lên hệ thống xử lý và lưu trữ mẫu ở cơ sở dữ liệu tổng.

Sau này, nếu bạn muốn truy cập vào thiết bị cần thực hiện quét dấu vân tay. Thiết bị sẽ sử dụng dữ liệu vân tay lưu trữ từ trước để so sánh với dấu vân tay đang quét. Nếu như hai dấu vân tay trùng khớp với nhau thì thiết bị sẽ cho bạn truy cập vào hệ thống để sử dụng thiết bị. Còn nếu hai dấu vân tay không trùng khớp thì hệ thống sẽ không mở khóa thiết bị.

Công nghệ cảm biến vân tay vận hành theo cơ chế đặc biệt

Công nghệ cảm biến vân tay vận hành theo cơ chế đặc biệt

Các loại cảm biến vân tay sử dụng thông dụng hiện nay

Cảm biến vân tay tùy thời gian đã có rất nhiều phát minh khác nhau nhằm tối ưu nhu cầu sử dụng. Mỗi loại hình sử dụng các phương án thu thập, so khớp cũng như xác thực dấu vân tay khác nhau. Trong đó, một số cảm biến thông dụng là:

Cảm biến quang học

Cảm biến dấu vân tay quang học hiểu đơn giản là sử dụng camera độ phân giải cao chụp lại dấu vân tay. Sau đó, hệ thống thiết bị sẽ tạo ra bản sao của dấu vân tay dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số. Một khi người dùng có nhu cầu truy cập, thiết bị sử dụng bản sao này để so sánh với dấu vân tay nhằm xác định, cho phép quyền truy cập.

Công nghệ cảm biến quang học này đã xuất hiện trên thị trường khá lâu và khá lỗi thời. Bởi vì, thiết bị ứng dụng cồng kềnh mà độ chính xác không quá cao. Tuy nhiên, một số thiết bị Smartphone đời mới đã đem công nghệ cảm biến này trở lại với tốc độ quét nhanh hơn, kích thước nhỏ hơn.

Cảm biến điện dung

Đây là công nghệ sử dụng tụ điện tái tạo mẫu vân tay và ghi nhớ toàn bộ chi tiết có trên đó. Công nghệ này được giới chuyên gia đánh giá rất cao vì có thể mang tới kết quả xác thực, độ chính xác vượt trội. So với công nghệ cảm biến vân tay quang học thì điện dụng cho tốc độ phản hồi tốt hơn nhiều. Loại cảm biến này cũng có thể ghi nhớ được nhiều thuộc tính của dấu vân tay hơn. Vậy nên, cảm biến điện dụng là loại cảm biến được dùng phổ biến ở hầu hết các thiết bị điện tử thông minh như Smartphone và Laptop.

Cảm biến vân tay điện dụng

Cảm biến vân tay điện dụng

Cảm biến siêu âm

Cảm biến siêu âm được nhận định là công nghệ xác thực đột phá hiện đại bậc nhất có độ chính xác cực kỳ cao và hết sức tiện lợi. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ cảm biến này là sử dụng âm thanh tần số sóng để nhận diện chi tiết trên vân tay.

Một khi quét vân tay, sóng phát ra và tương tác cùng lớp da dưới ngón tay của con người. Sau đó, dội ngược lại và đưa tất cả vào dữ liệu hệ thống. Hệ thống dựa vào các dữ liệu đã thu thập được để tạo thành một biểu đồ 3D về dấu vân tay. Đồng thời, lưu trữ và bảo mật chúng trên cơ sở dữ liệu tổng để so khớp.

Dấu ấn đặc biệt của công nghệ cảm biến siêu âm là có thể quét được dấu vân tay ngay cả khi ngón tay bị ẩm ướt. Cảm biến này cũng được thiết kế với kích thước nhỏ nên không chiếm dung lượng đáng kể trên thiết bị. Hơn hết, dựa vào nguyên tắc hoạt động tinh vi, công nghệ cảm biến siêu âm còn có thể tránh được tình trạng làm giả ngón tay để nhân danh người khác.

Ứng dụng của công nghệ cảm biến vân tay trong đời sống

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, công nghệ cảm biến dấu vân tay được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp công nghệ này xung quanh mình và thậm chí là rất quen thuộc. Trong đó, công nghệ đa phần được ứng dụng trong các lĩnh vực như;

  • Thi��t bị điện tử. Ví dụ như laptop, điện thoại, máy tính bảng,…
  • Hệ thống khóa cửa thông minh.
  • Két sắt thông minh.
  • Máy chấm công dành cho các nhà máy, công ty.
  • Thiết bị nhận dạng cá nhân trong an ninh, y tế, cảnh sát.

Công nghệ ứng dụng rất nhiều trong đời sống

Công nghệ ứng dụng rất nhiều trong đời sống

Ưu thế và hạn chế của công nghệ cảm biến vân tay

Bất kể công nghệ nào cũng đều có 2 mặt tốt xấu. Tất nhiên, đối với công nghệ cảm biến vân tay cũng vậy. Sau đây là những ưu thế và hạn chế lớn nhất của công nghệ cảm biến này. Bạn hãy tìm hiểu và bỏ túi thông tin cụ thể cho mình.

Về ưu thế

Với độ phổ biến của công nghệ cảm biến dấu vân tay hiện nay, chắc chắn không thể phủ nhận được các ưu điểm mang đến. Chính xác! Công nghệ tiên tiến này được đánh giá cao về:

  • Công nghệ sinh trắc học hiện đại được ứng dụng sử dụng dấu vân tay của mỗi người để nhận diện. Với kết cấu độc nhất về dấu vân tay, vậy nên công nghệ giúp bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • Công nghệ cảm biến dấu vân tay có thể áp dụng cho bất kỳ ngón tay nào. Đồng thời, hỗ trợ người dùng thiết lập nhiều mẫu vân tay cùng một lúc mà không xảy ra sai sót.
  • Không yêu cầu người sử dụng phải ghi nhớ mật khẩu, dãy số hay hình vẽ khi mở khóa. Điều này giúp nâng cao sự tiện lợi và tránh hacker có thể xâm nhập, tấn công.
  • Ứng dụng công nghệ sử dụng mang đến sự tối ưu, nhanh chóng vì khả năng xác thực cá nhân chỉ cần một lần thử.

Cảm biến vân tay mang đến rất nhiều ưu điểm cho người dùng

Cảm biến vân tay mang đến rất nhiều ưu điểm cho người dùng

Về hạn chế

Bên cạnh những ưu thế ấn tượng ấy, công nghệ cảm biến vân tay cũng có một số hạn chế cần khắc phục. Trong đó điển hình là;

  • Cảm biến quang học và điện dụng khi quét dấu vân tay bị dính nước sẽ không hoạt động chính xác. Kết quả cho ra sẽ sai so với dữ liệu được lưu trước đó.
  • Trong quá trình so khớp, người dùng cần đảm bảo đặt ngón tay đúng vị trí để hệ thống thu thập dữ liệu và trả về kết quả chính xác.
  • Trong trường hợp đầu óc, cơ thể bạn không được ổn định, tính táo rất dễ bị lợi dụng mở khóa thiết bị bằng dấu vân tay. Ví dụ lúc bạn say rượu, lúc bạn ngủ mê,…

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về công nghệ cảm biến vân tay hiện đại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp nội dung gì hãy liên hệ vegafone.vn để được hỗ trợ chi tiết.