Hệ điều hành đa nhiệm là gì? A – Z thông tin chi tiết

Hệ điều hành đa nhiệm là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Song thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Thấu hiểu được điều này vậy nên vegafone.vnsẽ giải đáp chi tiết từ A – Z. Bạn hãy ghi chép ngay vào sổ tay của mình để bỏ túi các thông tin hữu ích.

Hệ điều hành đa nhiệm hiểu thế nào là đúng?

Hệ điều hành đa nhiệm thực tế còn được gọi với tên tiếng Anh là hệ điều hành Multitasking. Ngay trên từng câu chữ bạn có thể hiểu rõ được khái niệm cụ thể. Trong đó, đa ở đây là nhiều còn nhiệm ở đây là nhiệm. Đơn giản hơn đây là quá trình chạy đồng thời nhiều ứng dụng cùng một lúc.

Hệ điều hành đa nhiệm

Hệ điều hành đa nhiệm

Ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu, giả dụ trên thiết bị thông minh bạn vừa mở Zalo vừa nghe nhạc trên Zing Mp3. Hoặc bạn sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc như Facebook, Youtube,…

Đa nhiệm có thể cho phép người dùng tận dụng tối đa được các tính năng sử dụng. Đồng thời, đẩy mạnh được tính chất của các ứng dụng cần thiết được cài đặt trên thiết bị thông minh nhằm hỗ trợ mọi hoạt động của người dùng.

Hệ điều hành đa nhiệm khác gì hệ điều hành một tác vụ?

Trên thực tế, một khi đặt lên bàn cân so sánh sẽ có nhiều sự khác biệt giữa hai hệ điều hành này. Trong đó, ngay từ chính tên gọi và khái niệm thuật ngữ đã có sự khác biệt.

Cụ thể, hệ điều hành một tác vụ chỉ có khả năng thực hiện một tác vụ duy nhất trong cùng một thời điểm. Còn hệ điều hành đa nhiệm lại hoàn toàn trái ngược. Chúng có thể cho phép người dùng hoàn thành nhiều công việc cùng lúc giúp tăng hiệu suất tối đa.

Trên phương diện quản lý, hệ điều hành một tác vụ rất đơn điệu, không đòi hỏi yêu cầu cao. Trong khi đó, đa nhiệm có nhiều tác vụ chạy đông thời nên công tác quản lý có sự đầu tư mạnh mẽ.

Các hệ điều hành đa nhiệm phổ biến hiện nay

Nghe tên gọi hệ điều hành đa nhiệm ắt hẳn sẽ rất xa lạ đối với nhiều người dùng. Thế nhưng, thực tế bạn đã và đang tiếp cận với hệ điều hành này mỗi ngày. Trong đó gồm có;

Android và IOS là các hệ điều hành đa nhiệm thông dụng

Android và IOS là các hệ điều hành đa nhiệm thông dụng

  • Hệ điều hành Multitasking phổ biến nhất có thể kể tới là IOS, Android. Đây là hai hệ điều hành giúp người dùng chia đôi màn hình, chạy nhiều ứng dụng mà không cần phải thoát ra, thoát vào.
  • Trên máy tính cũng có hệ điều hành đa nhiệm và điển hình là hệ điều hành Windows. Đây được xem là hệ điều hành nhiều người sử dụng nhất từ trước tới nay.

Đánh giá ưu và nhược điểm của hệ điều hành đa nhiệm khi sử dụng

Sự có mặt của hệ điều hành Multitasking ra đời đã mang đến cho người dùng nhiều giải pháp hoàn hảo. Thế nhưng, để có được cái nhìn cụ thể hơn bạn hãy tìm hiểu các đánh giá chi tiết về ưu và nhược điểm. Đây chính là căn cứ giúp bạn có những nhận định cụ thể hơn về hệ điều hành này. Theo đó:

Về ưu điểm

Hệ điều hành Multitasking sở hữu trong mình rất nhiều ưu điểm được người dùng đánh giá cao. Điều này được xác minh trên nhiều phương diện. Điển hình là:

  • Tăng năng suất làm việc: Với hệ điều hành cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc. Vậy nên, người dùng có thể tận dụng cơ hội để làm việc, tiết kiệm thời gian chờ đợi. Ví dụ như trong khi chờ đợi phản hồi từ ứng dụng, người dùng có thể chuyển sang công việc khác.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Hệ điều hành có thể giúp tối ưu tài nguyên thiết bị bằng cách chia sẻ tài nguyên giữa nhiều tác vụ với nhau. Nghĩa là thiết bị có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm: Hệ điều hành còn hỗ trợ người dùng trải nghiệm trọn vẹn hơn bằng cách cho phép nhiều ứng dụng chạy cùng lúc. Mọi người không phải đóng, mở ứng dụng để chuyển đổi qua lại.
  • ….

Hệ điều hành giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Hệ điều hành giúp nâng cao hiệu quả làm việc

Về nhược điểm

Tất nhiên bất kể vấn đề gì cũng có hai mặt tốt xấu chứ không bao giờ hoàn hảo cả. Chính vì thế, bên cạnh các ưu điểm kể trên đối với hệ điều hành này cũng có các nhược điểm đáng kể. Trong đó gồm có:

  • Trùng lặp công việc: Một khi thực hiện các tác vụ cùng lúc người dùng có thể bị trùng lặp công việc. Điều này dẫn đến việc tiêu tốn thời gian và tài nguyên sử dụng.
  • Tốn tài nguyên: Thao tác nhiều tác vụ cùng lúc đồng nghĩa hệ điều hành yêu cầu thiết bị phải sử dụng nguồn tài nguyên nhiều hơn. Nếu thực hiện lâu dài sẽ làm giảm hiệu suất thiết bị.
  • Chậm hơn: Đa nhiệm có thể làm chậm tốc độ thiết bị nếu thiết bị không đủ mạnh.
  • Gặp lỗi phát sinh: Nếu người dùng không quản lý tốt, hệ điều hành có thể gây ra các lỗi hệ thống làm thiết bị bị treo, bị crash.

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chạy hệ điều hành đa nhiệm

Quá trình vận hành hệ điều hành đa nhiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, RAM được xem là mắt xích quan trọng nhất đóng vai trò then chốt đối với quá trình thực thi. Nếu không có RAM, thiết bị thông minh sẽ không thể thực hiện được các tác vụ cơ bản. Điều này đúng cho cả điện thoại lẫn máy tính.

RAM là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình vận hành

RAM là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình vận hành

Theo đó, dung lượng RAM càng lớn thì hệ điều hành mới có thể cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Nếu dung lượng RAM nhỏ thì điện thoại hay máy tính đều cũng sẽ gặp tình trạng lag, giật và treo máy.

Tuy nhiên bạn cần đặc biệt chú ý, RAM lớn không đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ hoạt động mượt mà. RAM không chỉ đứng riêng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ điều hành. Hệ điều hành tốt thì RAM không yêu cầu quá lớn.

Ví dụ đơn giản, giả sử iPhone 6 Ram chỉ có 1GB nhưng hiệu suất xử lý lại hơn hẳn hệ điều hành Android Ram 2 hoặc 3 GB. Bởi lẽ, hệ điều hành đa nhiệm của IOS được đánh giá là rất tốt, iPhone luôn mang tới cho người dùng trải nghiệm sử dụng mượt mà và ổn định. Mọi người có thể mở và thao tác nhiều tác vụ cùng lúc vì IOS có sự tối ưu hóa hệ điều hành.

Liệu tắt các ứng dụng đa nhiệm có tiết kiệm được pin hay không?

Ngoài việc tìm hiểu hệ điều hành đa nhiệm là gì thì vấn đề tiết kiệm pin khi tắt ứng dụng đa nhiệm cũng được đa số bạn đọc quan tâm. Thấu hiệu được điều này, vậy nên vegafone.vnsẽ làm sáng tỏ thắc mắc cho bạn.

Cụ thể, các ứng dụng đa nhiệm sẽ gồm những cái tên quen thuộc như Zalo, Facebook, Tiktok, Zing MP3,… Việc tắt ứng dụng đa nhiệm chạy ngầm là thói quen của mọi người dùng. Bởi lẽ, mọi người đều nghĩ khi tắt ứng dụng chạy ngầm có thể tiết kiệm được dung lượng pin cho thiết bị. Thói quen này theo chuyên gia nhận định cũng có thể là đúng nhưng chưa thực sự chính xác.

Tắt ứng dụng có thể tiết kiệm pin

Tắt ứng dụng có thể tiết kiệm pin

Cụ thể, đối với các cấu hình máy yếu Ram chỉ dừng ở 1GB đến 512GB bạn có thể tắt các ứng dụng đa nhiệm chạy ngầm để tiết kiệm nguồn pin. Cách tắt ứng dụng đa nhiệm rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào phần đa nhiệm sau đó đóng các ứng dụng chạy ngầm đi. Trường hợp, bạn dùng hệ điều hành Android hay IOS thì chỉ cần vuốt từ dưới lên để vào thư mục đa nhiệm. Sau đó, bạn xóa hoặc sử dụng phím đa nhiệm trên thanh điều hướng.

Còn riêng, đối với các dòng máy dung lượng RAM cao thì không nhất thiết phải tắt. Bạn hoàn toàn có thể để các ứng dụng đa nhiệm chạy thoải mái mà không cần lo gì. Bạn chỉ xóa ứng dụng chạy ngầm một khi máy gặp trục trặc thôi nhé.

Kết luận

Vừa rồi là trọn bộ thông tin về hệ điều hành đa nhiệm. Mong rằng giờ đây, bạn đã có được cho mình cẩm nang hữu ích khi sử dụng.