Nhận dạng vân tay đã ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý từ khá lâu. Thế nhưng chỉ khi xuất hiện trên mẫu iPhone 5S, công nghệ này mới thực sự quen thuộc hơn với đông đảo người dùng. Theo sau Apple, hàng loạt hãng công nghệ lớn trên thế giới cũng bắt đầu ứng dụng nhận diện, cảm biến vân tay vào các mẫu smartphone.
Công nghệ nhận dạng vân tay là gì?
Nhận diện vân tay được xem như một trong những công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay. Bằng cách đối chiếu đặc điểm vân tay người dùng đã cung cấp, hệ thống sẽ chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu mở khóa.
Ảnh 1: Ứng dụng công nghệ nhận dạng vân tay trên smartphone
Hiện nay, công nghệ cảm biến vân tay chủ yếu ứng dụng trên thiết bị thông minh như smartphone, tablet giúp rút ngắn thời gian xác thực. Theo đó, hệ thống sẽ quét vân tay người dùng cung cấp và so sánh với mẫu vân tay gốc lưu trên thiết bị trước đó.
Mỗi người đều sở hữu dấu vân tay riêng, hầu như không trùng lặp. Thực tế, tỷ lệ trùng lặp là cực thấp khi chỉ là 1/7 tỷ. Chính bởi vậy mà công nghệ nhận dạng vân tay ngày càng được triển khai trong nhiều lĩnh vực. Nhằm tăng cường tính bảo mật, giảm thời gian xác nhận.
Cách thức hoạt động của cảm biến nhận dạng vân tay
Chức năng cảm biến vân tay tích hợp trên smartphone, tablet hay một số thiết bị khác khá đơn giản. Nếu đã cung cấp dấu vân tay từ trước, bạn chỉ cần chạm ngón tay lên màn hình thiết bị. Khi đó, hệ thống bắt đầu quét hình ảnh và đối chiếu với dấu vân tay lưu trước đó.
Ảnh 2: Hệ thống quét vân tay của người dùng
Sau quá trình đối chiếu, nếu vân tay cung cấp trùng với vân tay lưu trên hệ thống, người dùng có thể tiến hành tác vụ tiếp theo. Trường hợp dữ liệu đầu vào không khớp, bạn cần chuyển sang cung cấp mật khẩu hoặc thực hiện xác nhận theo cơ chế khác.
5 Công nghệ nhận dạng vân tay bán dẫn mới nhất
Cảm biến quang học, Lifescan, điện dung, Biometric Scan,.. Là những công nghệ nhận dạng vân tay bán bán dẫn tiên tiến được ứng dụng phổ biến hiện nay.
Cảm biến quang học
Công nghệ cảm biến quang học ứng dụng chủ yếu trong những mẫu khóa cửa sử dụng vân tay để xác nhận. Theo đó, hệ thống tích hợp công nghệ này có khả năng nhận diện dấu vân tay bằng cơ chế quét hình ảnh ngón của người dùng.
Ảnh 3: Smartphone được ứng dụng công nghệ cảm biến quang hợp nhận diện vân tay
Trong lúc chạm tay vào bề mặt khóa hoặc màn hình, đèn chiếu sáng cũng đồng thời hoạt động. Camera gắn trên thiết bị khi đó sẽ ghi lại hình ảnh vân tay rồi tiến hành đối chiếu.
Trường hợp vân tay cung cấp chính xác, cửa bắt đầu mở. Tuy nhiên nếu so với một số công nghệ nhận diện vân tay khác thì cảm biến quang học chưa đáp ứng tốt yêu cầu về tốc độ xử lý.
Cảm biến vân tay Lifescan
Lifescan cũng được ứng dụng phổ biến trên hệ thống khóa cửa. Ưu điểm của công nghệ này là khả năng xử lý nhanh, cho phép quét cùng lúc nhiều vân tay. Đồng thời, hệ thống tích hợp Lifescan có thể mô phỏng chính xác hình ảnh vân tay theo định dạng 3D. Từ đó cải thiện tốc độ đọc dữ liệu, xử lý yêu cầu nhanh hơn.
Ảnh 4: Lifescan - công nghệ cảm biến vân tay ứng dụng trên hệ thống khóa cửa
Bởi mô phỏng theo định dạng 3D nên hình ảnh quét bởi hệ thống Lifescan rất sắc nét, đảm bảo độ chính xác cao. Bởi vậy, dấu vân tay giả hầu như không thể đánh lừa hệ thống. Công nghệ Lifescan đang dần thay thế cho công nghệ cảm biến quang học.
Công nghệ điện dung
Với công nghệ điện dung, vân tay được hệ thống nhận biết dựa theo sự thay đổi của bề mặt ngón tay tiếp xúc với bề mặt màn hình. Đây là công nghệ kế thừa ưu điểm của những công nghệ nhận diện vân tay trước đây.
Ưu điểm của nhận diện vân tay điện dung là không cầu người dùng phải tác động lực trực tiếp lên bề mặt màn hình cảm ứng. Bởi hệ thống ứng dụng công nghệ này có khả năng quét hình ảnh vân tay cực nhạy. Vì vậy mà người dùng chỉ cần hơi chạm tay là hệ thống có thể nhận diện và đối chiếu nhanh.
Thiết bị ứng công nghệ điện dung thường có màn hình khá bền, khả năng tiếp nhận và đối chiếu đặc điểm vân tay cực nhanh.
Công nghệ Biometric Scan
Thiết bị tích hợp công nghệ Biometric Scan có thể quét hình ảnh ngón tay người dùng đặt trên đầu đọc. Cùng với đó, thiết bị còn kết hợp chức năng quét hồng ngoại. Nhằm thu thập mã vân tay.
Ảnh 5: Biometric Scan - công nghệ bảo mật sinh trắc học cực tiên tiến
Ưu điểm của công nghệ này là cho phép hệ thống quét chi tiết hình ảnh vân tay. Nhờ đó, vân tay giả gần như không thể đánh lừa thiết bị ứng dụng công nghệ Biometric Scan.
Ngoài ra, thiết bị tích hợp Biometric Scan cũng dễ dàng quét vân tay của người dùng theo nhiều độ tuổi. Vân tay của trẻ em hay người già đều được hệ thống đọc và đối chiếu rất chính xác.
Đặc biệt, tốc độ đọc vân tay của hệ thống thiết bị ứng dụng Biometric Scan cực nhanh khi chỉ chưa đến 1 giây. Vì vậy mà người dùng không cần tốn thời gian thao tác.
Nhận diện vân tay bán dẫn - Semiconductor
Semiconductor chính là công nghệ nhận diện vân tay tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này kết hợp cùng lúc 3 cách thức nhận diện. Bao gồm cảm biến điện dung, cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất. Độ chính xác của công nghệ nhận diện vân tay bán dẫn là gần như tuyệt đối. Đồng thời, tốc độ xử lý của Semiconductor cũng cực nhanh.
Ảnh 6: Nhận diện bán dẫn vân tay Semiconductor ngày càng phổ biến
Trong đó, chất bán dẫn Semiconductor giữ vai trò như cầu nối giữa chất cách điện và chất làm nhiệm vụ dẫn điện. Công nghệ nhận diện vân tay bán dẫn có khả năng nhận diện chính xác cao, gần như không đánh lừa bởi vân tay giả.
Công nghệ Semiconductor hiện được ứng dụng rộng rãi tại các hệ thống khóa điện tử. Thời gian xử lý của hệ thống tích hợp công nghệ này chỉ chưa đến 1 giây. Mặt khác xác suất sai số chỉ vào khoảng 0.0001% (gần như bằng 0).
Ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng công nghệ nhận diện vân tay
Trong phần cuối của bài viết này, VEGAFONE sẽ giúp bạn phân tích những ưu điểm và hạn chế của công nghệ nhận diện vân tay.
Ảnh 7: Công nghệ nhận diện vân tay giúp rút ngắn thời gian xác thực
Ứng điểm
- Rút ngắn thời gian xác nhận, cho phép người dùng mở khóa nhanh chỉ bằng thao tác chạm đơn giản (không yêu cầu người dùng phải nhập mật khẩu).
- Đảm bảo tính bảo mật tốt, bởi dấu vân tay của mỗi người là khác nhau, rất khó bị làm giả.
- Hệ thống ứng dụng công nghệ nhận diện vân tay hỗ trợ người dùng thiết lập bảo mật nhanh chóng.
Hạn chế
- Trường hợp vân tay thay đổi (tay bị thương, để lại sẹo), người dùng không thể mở khóa thiết bị mà phải thực hiện các tác vụ nâng cao khác.
- Phần lớn hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ cảm biến vân tay đều không thể quét hình ảnh nếu tay của người dùng bị dính nước.
- Thiết bị tích hợp công nghệ nhận diện vân tay cần có màn hình cảm ứng nhạy, có khả năng quét vân tay nhanh.
Lời kết
Công nghệ nhận dạng vân tay đã và đang ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Ưu điểm của công nghệ này là đảm bảo tính chính xác, hỗ trợ rút ngắn thời gian xác thực, nâng cao trải nghiệm trong cho người dùng. Hầu hết các mẫu smartphone hiện nay đều cho phép người dùng thiết lập bảo mật, mở khóa bằng vân tay. Hy vọng sau khi cập nhật cần chia sẻ trên đây của VEGAFONE, bạn đã biết thêm chút kiến thức hữu ích!