So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ

Nếu các bạn phân tích và so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ mới thấy rõ được sự khác nhau ở các nước như thế nào. Chưa hẳn gói kích thích kinh tế của nước Mỹ có thể áp dụng nguyên bản vào Việt Nam và ngược lại. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau phân tích 3 nước đại diện cho 3 gói kích cầu khác nhau trên thế giới để thấy rõ điều đó các bạn nhé.

Điểm lại một số chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ

Trên thực tế, có rất nhiều nước phải đưa ra những gói kích cầu để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. Hơn thế nữa là thoát khỏi sự suy thoái về kinh tế do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, không hẳn tất cả các nước đều cùng sử dụng một chính sách. Cụ thể chúng ta sẽ so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ để thấy rõ vấn đề này quan trọng như thế nào nhé.

Chính sách kích cầu của Mỹ và các nước Châu Âu.

Điển hình nhất đó là gói kích cầu cứu trợ ngành ngân hàng của khối Anh - Mỹ. Nguyên nhân là do sự khủng hoảng về vấn đề tài chính trên toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính của các bước phát triển. Sử dụng gói giải cứu ngân hàng sẽ giúp cho những ngành kinh doanh sẽ hạn chế được tổn thất, giảm nhẹ được mức độ rủi ro.

Chính sách kích cầu kinh tế của Mỹ
Chính sách kích cầu kinh tế của Mỹ

Sau khi đã ổn định được khối ngân hàng thì việc tiếp theo họ ưu tiên đó là đưa ra các gói kích cầu kinh tế phát triển. Đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng ở nội địa, hạn chế và giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Ví dụ như: Giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế hoặc hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp…

Nói một cách chính xác thì các gói kích cầu theo kiểu Mỹ là thiên về việc tái tạo và tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động. Chủ yếu là cố gắng kích thích nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Ví dụ như chương trình đổi xe cũ lấy xe mới chẳng hạn… Còn doanh nghiệp chỉ hỗ trợ hết sức khiêm tốn và chỉ chiếm một phần nhỏ trong gói kích cầu kinh tế.

Chính sách kích cầu của Trung Quốc có gì khác?

Khác với chính sách kích cầu kiểu Mỹ, Trung Quốc lại áp dụng chương trình tái thiết lập về cơ sở hạ tầng. Theo thống kê từ ngân hàng Thế Giới thì Trung Quốc đã sử dụng tới 586 tỉ đô la Mỹ. Ước tính trong năm 2009 gói kích cầu này chiếm tới 12%GDP của Trung Quốc.

Đa phần, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ thống đường giao thông như: Đường giao thông nông thôn, tu sửa các tuyến xe lửa, cải thiện hệ thống y tế, môi trường…

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chiến lược kích cầu mà Trung Quốc muốn hướng đến
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chiến lược kích cầu mà Trung Quốc muốn hướng đến

Thực tế, thì những gói hỗ trợ này không trực tiếp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Nhưng có thể thấy chúng cũng giúp doanh nghiệp thu được lợi ích nhanh hơn rất nhiều. Họ sẽ không phải mất nhiều thời gian, tiền của cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi đi vào sản xuất đúng không nào?

Chính sách kích cầu của Việt Nam thì sao?

Để đưa ra nhận định đúng khi so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ thì có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu xem Việt Nam đã sử dụng gói kích cầu nào để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. So với 2 nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc thì Việt Nam còn yếu về mọi mặt. Tuy nhiên, với việc vận dụng và học hỏi đúc kết từ các nước phát triển Việt Nam đã sử dụng khá tốt 2 hỗ trợ lãi suất. Hiểu một cách nôm na thì đây cũng khá giống với gói hỗ trợ thuế của Mỹ và các nước phương Tây.

Ngoài ra, Việt Nam còn khá linh hoạt khi cho doanh nghiệp tạm ứng nguồn ngân sách của năm 2010 với một số dự án quan trọng. Hoặc cũng có thể chuyển nguồn vốn đầu tư năm 2008 sang năm 2009. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất không thể không kể đến về câu chuyện 17.000 tỷ đồng, nhà nước hỗ trợ 4% mức lãi suất ngắn hạn…

Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam
Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam

Một điều đặc biệt nữa đó là gói kích cầu này đã sử dụng nguồn vay nợ thương mại của chính phủ thông qua việc mua trái phiếu của Quốc gia. Chính sách này cũng mang đến nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp tư nhân. Dẫn đến quá trình phục hồi kinh tế bị chậm.

So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt như thế nào?

Thực tế, thì gói kích cầu kinh tế của Mỹ chỉ được thực hiện khi họ đã hoàn thành xong gói cứu trợ đối với ngân hàng. Còn trong mô hình kích cầu của Trung Quốc và Việt Nam lại hoàn toàn khác.

Hai nước này không sử dụng gói cứu trợ ngân hàng mà thực hiện gói kích cầu tăng trưởng kinh tế. Có lẽ là do vấn đề khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến các ngân hàng tại Việt Nam và Trung Quốc. Ngân hàng tại hai nước này không gặp phải tình trạng thua lỗ vì các khoản nợ xấu.

So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ

Còn Trung Quốc vì sao họ lại sử dụng gói kích cầu kinh tế bằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng? Có lẽ bởi họ muốn phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực nội địa. Việc này sẽ tránh được nguy cơ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Thực tế, trong giai đoạn này nguồn cầu tại Trung Quốc đóng một vai trò to lớn giúp cho mức tăng trưởng nền kinh tế khá ấn tượng.

Trong khi đó, Việt Nam lại bị tác động lớn vào lượng hàng xuất khẩu nước ngoài. Đánh giá thực tế, thì nhu cầu tiêu dùng nội địa là không khả quan. Do đó chính phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì yếu tố hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Mà doanh nghiệp muốn hoạt động thì chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất ngân hàng là tối ưu nhất. Điều này cũng giảm thiểu được nguy cơ phá sản và thất nghiệp của người lao động.

Như vậy, việc so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ chúng ta mới thấy hết được tầm quan trọng của các gói kích cầu mà nhà nước lựa chọn đúng không nào? Nếu không lựa chọn đúng thì chắc chắn việc thúc đẩy kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.