Thực tế ảo (AR) mở ra cơ hội tương tác dễ dàng giữa con người và thế giới ảo. Công nghệ này đã và đang thay đổi cách thức chúng ta kết nối với nhau. Xu hướng ứng dụng AR thể hiện khá rõ trong một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, bán lẻ, tài chính,.. Cho phép con người giải quyết nhanh chóng nhiều thách thức.
Thực tế ảo (AR) là gì?
AR hay thực tế ảo tăng cường được biết đến như xu hướng công nghệ tiên tiến phát triển dựa trên nền tảng thực tế ảo VR. Công nghệ AR hiện ứng dụng trên hầu hết các mẫu smartphone.
Ảnh 1: Người dùng trải nghiệm thực tế ảo (AR)
Với thực tế ảo tăng cường AR, người sử dụng thiết bị thông minh như smartphone, tablet được hỗ trợ tương tác với vật thể ảo ngay trong thế giới thực. Theo đó, người dùng có thể kích hoạt camera trên thiết bị để ghi hình và tương tác cùng vật thể 3D.
Bên cạnh trải nghiệm hình ảnh 3D sinh động, người dùng còn có cơ hội tận hưởng âm thanh chân thực.
Cơ chế hoạt động của thực tế ảo AR
Muốn trải nghiệm thực tế ảo tăng cường AR, bạn cần chuẩn bị sẵn thiết bị có gắn camera. Ví dụ như smartphone, laptop, máy tính bảng. Sau đó, người dùng phải cài đặt phần mềm AR cho thiết bị gắn camera.
Ảnh 2: Trải nghiệm thực tế ảo tăng cường AR qua tablet
Ngay khi trỏ thiết bị vào một đối tượng cụ thể, phần mềm AR sẽ nhận diện và mô phỏng trong thế giới ảo. Tiếp theo, thiết bị bắt đầu download thông tin vật thể, tương tự như khi trình duyệt web load trang. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là dữ liệu 3D sắp xếp theo dạng xếp chồng thay vì hình ảnh 2D hiển thị trên màn hình.
Lúc này, hình ảnh người dùng quan sát thấy là kết quả giữa hình ảnh thực và hình ảnh kỹ thuật số. Trong quá trình người dùng di chuyển, kích thước cùng hướng vật thể trên màn hình cũng được điều chỉnh một cách tự động.
Ứng dụng trong thực tế của thực tế ảo AR
Thực tế ảo tăng cường AR ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực.
Ứng dụng vào ngành bán lẻ, marketing
Trong năm 2023, nhiều thương hiệu lớn đã triển khai ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR vào hoạt động bán lẻ, marketing. Nổi bật phải kể đến chiến dịch quảng cáo của Pepsi. Theo đó, Pepsi đã lựa chọn trình chiếu quảng cáo AR tại nhiều trạm xe buýt.
Ảnh 3: Chiến dịch “Live For Now” ứng dụng thực tế ảo AR của Pepsi
Thông điệp của chiến dịch quảng cáo này là “Live For Now” (sống cho hiện tại). Hình ảnh 3D thực tế các trạm chờ xe buýt khiến không ít khách hàng thích thú, choáng ngợp. Thậm chí, những nơi này còn trở thành điểm trải nghiệm thu hút du khách, góp phần quảng bá thương hiệu cho Pepsi.
Trên nền tảng YouTube, video quảng cáo của Pepsi nhanh chóng thu hút hơn 3 triệu lượt xem chỉ trong 5 ngày đăng tải. Đồng thời doanh số bán ra của Pepsi Max nhanh chóng tăng hơn 30%. “Live For Now” đã tạo nên cơn sốt toàn cầu và trở thành một trong những chiến dịch thành công nhất của Pepsi.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp trò chơi
Pokemon Go từng là một trong những tựa game thực tế ảo thành công nhất. Tiếp nối thành công của, Pokemon Go các hãng phát triển game đã cho ra mắt nhiều tựa game ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR.
Ảnh 4: Game giải trí tích hợp thực tế ảo AR
Theo kỳ vọng của nhiều chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của game AR trong năm 2023 có thể đặt trên 152%. Với sự phổ biến của smartphone tích hợp công nghệ AR, cùng xu hướng trải nghiệm game kết hợp tương tác thực tế thì con số tăng trưởng này hoàn toàn khả thi.
Ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ AR, các giáo viên hiện nay có thể cùng học sinh tham gia vào một chương trình nhập vai để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Quá trình này cần đến công cụ hỗ trợ như kính thông minh, thiết bị có gắn camera.
Ảnh 5: Một giờ học môn tự nhiên kết hợp công nghệ AR
Bên cạnh hỗ trợ nhập vai, nhiều phần mềm AR còn cho phép giáo viên học sinh tương tác từ xa. Quá trình tương tác không còn nhàm chán như trước mà sẽ thú vị hơn nhờ hình ảnh 3D, âm thanh sinh động.
Ứng dụng trong lĩnh vực bảo hiểm
Giờ công nghệ thực tế ảo AR, phía công ty bảo hiểm giờ đây không còn gặp khó khăn khi cần tương tác giao tiếp với khách hàng.
Mới đây, công ty bảo hiểm Allianz tại Anh đã dùng phần mềm AR để cảnh báo khách hàng những nguy hiểm dễ gặp phải trong chính căn nhà của họ.
Ngoài ra, phía đại lý phân phối bảo hiểm cũng được khuyến khích sử dụng phần mềm AR để giải thích chi tiết từng gói dịch vụ cho khách hàng. Trong quá trình nghe giải thích, khách hàng còn được quan sát trực quan hình ảnh 3D minh họa.
Ứng dụng trong lĩnh vực y tế
Theo nghiên cứu của Deloitte Research, AR kết hợp trí tuệ nhân tạo AI trong tương lai gần sẽ thay đổi mô hình thăm khám sức khỏe. Khi đó, bác sĩ và bệnh nhân không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn tương tác tốt với nhau.
Ảnh 6: AR ứng dụng trong lĩnh vực y tế
Chẳng hạn như giải pháp Microsoft Hololens 2 giúp cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, phần mềm tích hợp công nghệ AI còn tham gia vào quá trình phẫu thuật, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa một cách an toàn.
Điểm khác biệt giữa thực tế ảo AR và VR
Sau đây VEGAFONE sẽ tổng hợp đến bạn điểm khác biệt giữa thực tế ảo tăng cường AR và thực tế ảo VR.
Tiêu chí so sánh | Thực tế ảo AR | Thực tế ảo VR |
Môi trường nhập vai | Mở rộng môi trường trong thế giới thực | Nhập vai trong môi trường ảo |
Hỗ trợ tai nghe | Không nhất thiết phải đeo tai nghe | Cần đeo tai nghe |
Tỷ lệ thực ảo | 25% ảo và 75% thực | 75% ảo và 25% thực |
Trải nghiệm người dùng | Người dùng trải nghiệm tương tự như trong thế giới thực | Người dùng trải nghiệm trong thế giới ảo |
Hỗ trợ tương tác | Dễ dàng tương tác cùng vật thể ở tại vị trí gần | Người dùng bị tách khỏi thế giới thực |
Yêu cầu bằng thông | Tối thiểu 100Mbps | Tối thiểu 50Mbps |
So sánh điểm khác biệt giữa thực tế ảo tăng cường AR và thực tế ảo VR
Nhìn chung, AR cho trải nghiệm chân thực hơn so với VR. Mặt khác, công nghệ này cũng không yêu cầu người dùng phải dùng thêm thiết bị hỗ trợ như tai nghe hay kính đeo. Tuy vậy nếu muốn duy trì chất lượng trải nghiệm, bạn phải đảm bảo kết nối thiết bị với mạng có băng thông tối thiểu từ 100Mbps trở lên.
Khó khăn khi ứng dụng AR vào thực tế
Muốn triển khai rộng rãi công nghệ AR vào thực tế, các nhà phát triển cần giải quyết thách thức yêu cầu về cả phần cứng và nội dung.
Ảnh 7: Thách thức về mặt nội dung khiến AR chưa thể ứng dụng sâu rộng vào thực tế
Yêu cầu về phần cứng cao
Phần cứng hỗ trợ công nghệ AR phải có gắn camera với độ phân giải cao. Như vậy, trải nghiệm của người dùng mới được xuyên suốt. Ngoài ra, một số nội dung trải nghiệm còn yêu cầu người dùng sử dụng tai nghe.
Yêu cầu về nội dung
Nội dung được xem như thách thức lớn nhất trong việc ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR. Để người dùng tiếp cận dễ dàng với công nghệ này, nhà phát triển phải xây dựng nội dung kết hợp hình ảnh 3D. Quá trình triển khai nội dung chất lượng chuẩn 3D nói chung khá mất thời gian và chi phí.
Thực tế ảo (AR) ngày càng chứng minh vai trò trong nhiều lĩnh vực. So với VR, AR cho phép người dùng trải nghiệm nội dung một cách chân thực hơn, không yêu cầu nhiều thiết bị hỗ trợ.